Quy Trình Vận Hành – Bảo Dưỡng Thang Nâng Hàng Đúng Cách

Thang Nâng Hàng ngày nay là một thiết bị không thể thiếu tại các nhà kho, showroom trưng bày, gara ô tô, phòng trọ, nhà cao tầng. Tuy nhiên việc vận hành sao cho đúng cách, để đảm bảo an toàn và giữ cho sản phẩm bền bỉ thì không phải ai cũng biết, với mong muốn đem đến thông tin để giúp những người đang muốn lắp đặt có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp hoặc cung cấp thêm thông tin cho khách hàng đã lắp đặt để sử dụng, bảo trì đúng cách. Hãy cùng chúng tôi tham khảo chi tiết quy trình vận hành thang nâng hàng trong nội dung dưới đây:

Các Loại Thang Nâng Hàng

Hiện nay trên thị trường có 2 dòng Thang Nâng Hàng chính đó là: Thâng Nâng Hàng Thuỷ Lực và Thang Nâng Dùng Tời Kéo, trong bài viết này chúng ta chỉ nói về Thang Nâng Thuỷ Lực là dòng sản phẩm mới đang được nhiều doanh nghiệp FDI sử dụng nhiều hiện nay, do các ưu điểm an toàn vượt trội so với thang máy tời kéo truyền thống như: lắp đặt không cần hố Pit, cải tạo lại công trình hiện hữu, không bị rơi cacbin khi đứt cáp, hạ xuống về vị trí thấp nhất khi cúp điện bằng tay.

Cấu Tạo Của Thang Nâng Hàng Thuỷ Lực

Khác với loại thang tời kéo truyền thống là dùng tời kéo cáp, được đặt trên đỉnh khung thang hoặc được thiết kế bên cạch khung thang, dùng động năng của tời kéo thông qua một sợi cáp để nâng hạ cabin, Thang Nâng thuỷ lực thì dùng Xilanh thuỷ lực để đẩy cacbin lên xuống thông qua 2 hoặc 4 sợi xích hoặc cáp độc lập, chính thiết kế này giúp tránh việc rơi cabin khi đứt cáp, đặc biệt với bộ nguồn thuỷ lực rời nên có thể linh hoạt bố trí, tại hầu hết các ví trí thích hợp tại từng công trình khác nhau nhằm đem đến sự gọn gắng và tối ưu.

Các thành phần chính cấu tạo nên Thang Nâng Thuỷ Lực gồm: khung ray dẫn hướng, sàn cacbin, Xilanh thuỷ lực, bộ nguồn thuỷ lực, tủ điều khiển, nút gọi tầng, khung lưới bảo vệ hoặc tấm ốp nhôm Alu

Các thành phần chính của thang nâng thuỷ lực

Video hướng dẫn chi tiết: https://www.youtube.com/watch?v=Rjpsv3cJ7qQ

Hướng dẫn quy trình vận hành Thang Nâng Hàng chi tiết

Bước 1: Cấp nguồn cho thang nâng

– Nguồn cho thang nâng từ CB chính nằm trong tủ điện của thang nâng

– Cắt nguồn cấp điện cho thang nâng khi lâu ngày không sử dụng hoặc trường hợp khẩn cấp

Bước 2: Xếp hàng hoá trên Cabin

  • không sử dụng quá tải trọng nâng cho phép của thang nâng
  • Đặt hàng hoá ngay ngắn vào giữa cabin, không đặt lệch hàng về phía góc gây mất cân đối 
  • Đối với hàng hoá có biên dạng tròn và trụ, thì cần có biện pháp cố định để chống lăn khi đặt lên cabin
  • Không gây va đập mạnh khi đưa hàng hoá vào cabin

Bước 3: Vận hành thang nâng

  • Để nâng lên, nhấn vào nút mũi tên hướng lên trên, khi cabin tới vị trí bên trên nhấn giữ 2 giây vào nút mũi tên hướng lên trên thêm 1 lần nữa để mở khoá cửa
  • Để hạ xuống, nhấn vào nút mũi tên hướng xuống phía dưới, khi cabin tới vị trí bên dưới nhấn giữ 2 giây vào nút mũi tên hướng xuống phía dưới thêm 1 lần nữa để mở khoá cửa

Lưu ý chung:

+ Trong mọi trường hợp, nếu thang nâng hoạt động không ổn định, đề nghị không tiếp tục sử dụng.

Liên hệ với đơn vị sản xuất để kịp thời sửa chữa qua hotline được ghi trên bảng thông tin được dán tại các vị trí như bảng gọi tầng, tủ điện.

+ Không sử dụng quá tải trọng cho phép

+ Cắt nguồn khi không sử dụng lâu ngày và đưa thâng nâng về vị trí thấp nhất.

+ Giữ sàn nâng sạch sẽ, không có dầu nhớt rác dưới gầm cabin

Quy trình bảo dưỡng Thang Nâng đúng cách

1. Bảo dưỡng hàng tuần

– Dọn rác trong cabin và bên dưới cabin

– Kiểm tra bôi thêm mỡ cho hệ thống xích tải

2. Bảo dưỡng hàng tháng 

– Thực hiện các công việc bảo dưỡng hàng tuần

– Kiểm tra vệ sinh bên ngoài bộ nguồn thuỷ lực và xilanh

– kiểm tra bên ngoài và bên dưới bộ nguồn và bên dưới chân xilanh xem có bị dò rỉ dầu hay không

– Kiểm tra các công tắc hành trình giới hạn tầng trên dưới và các cửa để đảm bảo chúng không bị biến dạng hư hỏng.

3. Bảo dưỡng 6 tháng/ lần

– Thực hiện các công việc bảo dưỡng hàng tháng 

– Kiểm tra lượng nhớt còn lại trong thùng dầu qua thước dầu, đảm bảo không dưới dấu gạch đỏ trên biểu đồ

4.Bảo dưỡng hàng năm

– Thực hiện các công việc bảo dưỡng mỗi 6 tháng
– Kiểm tra độ mòn của các chi tiết bánh xe, bánh cáp. 

* Khuyến nghị : Thời gian định kỳ cho việc thay nhớt thuỷ lực và lọc nhớt cho thang nâng lần đầu là vào thời điểm 1 năm sau khi sử dụng, các lần tiếp theo 3 năm mỗi lần, sử dụng nhớt loại Castrol HYSPIN AWS 68 hoặc tương đương.

>>>> Xem thêm: Thang nâng thuỷ lực Model VTE series

Đơn Vị Nào Cung Cấp Thang Nâng Hàng Chất Lượng ?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp thiết bị Thâng Nâng tuy nhiên chỉ một số ít có thể chủ động từ khâu thiết kế, sản xuất và lắp đặt. Công Ty TNHH SX-CK Việt Thành là một trong những đơn vị đó, với kinh nghiệm hơn 10 năm sản xuất các thiết bị nâng hạ, cùng nhà xưởng qui mô lớn tập trung tại Đồng Nai.

Tiêu chí hoạt động Việt Thành là luôn cam kết về chất lượng là ưu tiên hàng đầu và sau đó là dịch vụ hậu mãi.

Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, khảo sát lắp đặt Thang Nâng Hàng

Trụ Sở : Thị Trấn Vĩnh An , Huyện Vĩnh Cửu , Tỉnh Đồng Nai

Điện thoại : ( +84 ) 974 679 739 ( WhatsApp – Zalo )

Chi nhánh miền bắc : Lô AID1 , KĐT Đặng Xá , Gia Lâm , Hà Nội

Điện thoại : ( +84 ) 251 658 8899

Email : contact@vietthanhgroup.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *